Yến sào là món ăn thượng hạng, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, ăn yến không đúng cách không những không tốt mà còn tạo ra những mối nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là những điều nên tránh khi sử dụng yến sào.
Ăn yến càng nhiều càng tốt
Nhiều người vẫn quan niệm “ăn càng nhiều càng tốt”. Trên thực tế, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bệnh nạp quá nhiều yến trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.
Tại sao lại như vậy? Yến sào chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, nhất là đạm. Trong khi cơ thể chúng ta chỉ có thể chuyển hóa một lượng đạm tương đối trong thời gian ngắn. Từ đó, dẫn đến việc làm gián đoạn cơ chế vận hành bình thường của hệ tiêu hóa.
Ăn yến sào bao nhiêu là đủ? Thông thường, người bình thường có thể sử dụng tổ yến từ 1-2 lần một tuần là được. Ngoài bổ sung yến, việc đa dạng khẩu phần ăn cũng là cách bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Với người ốm yếu, suy nhược có thể tăng số lần sử dụng yến lên 2-3 lần một tuần. Dinh dưỡng trong yếu hỗ trợ cơ thể người bệnh phục hồi nhanh chóng.
Ăn tổ yến lúc nào cũng được
Muốn dưỡng chất trong yến sào được hấp thụ hiệu quả, bạn nên để ý thời điểm bổ sung yến sào. Sáng sớm và tối muộn (sau ăn cơm khoảng 2h đồng hồ) là hai thời điểm phù hợp nhất để ăn yến sào.
Ăn yến vào xế trưa, chiều muộn… không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như ăn yến buổi sáng, bụng rỗng giúp hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn thì buổi tối trước đi ngủ sẽ giúp yến được hấp thu từ từ vì khi đó cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi.
Trong mọi trường hợp, chúng tôi luôn khuyến khích mọi người bổ sung yến sào khi bụng còn đói. Việc ăn quá no trước đó có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ yến cũng như nguy cơ rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.
Chỉ dùng yến khi bị bệnh
Độ tuổi nào cũng có thể dùng uống sào
Người trưởng thành, người cao tuổi có thể sử dụng yến sào đều đặn để tăng cường sức đề kháng. Phụ nữ nên bổ sung yến đều đặn sau 30 tuổi. Yến giúp ngăn chặn sự lão hóa của tế bào. Da của chị em sẽ căng mịn hơn, nếp nhăn sẽ mờ đi, giấc ngủ sẽ sâu và ngon hơn. Với người già, yếu sào góp phần bổ sung nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt. Canxi, sắt và các khoáng chất trong yến sẽ giúp họ minh mẫn hơn, nhanh nhẹn, khỏe khoắn hơn mỗi ngày.
Chưng yến càng lâu càng ngon
“Yến chưng quá lâu có tốt không?” tất nhiên là Không. Thời gian chưng yến hợp lý rơi vào khoảng từ 20 đến 30 phút. Chưng lâu hơn khoảng thời gian này sẽ làm giảm dinh dưỡng trong yến. Ngược lại, chưng vừa đủ sẽ giúp các sợi yến chín mền, dai vừa, dinh dưỡng được bảo toàn.
Vì sao người ta dùng “chưng yến” chứ không dùng “nấu yến”? Chưng là phương pháp dùng hơi nước làm chín yến. Yến của chúng ta không tiếp xúc trực tiếp với nước nên hương vị, độ sánh mịn được giữ nguyên.
Vận động mạnh sau khi ăn yến
Cho sản phụ vừa mới sinh ăn tổ yến
Ngoài ra, tổ yếu không đảm bảo thường tồn động những tạp chất. Vô tình những thành phần này đi vào cơ thể làm sức khỏe mẹ bình phục chậm hơn. Song tùy thể trạng mỗi người mà nên hay không nên dùng ngay sau khi sinh. Lời khuyên chung cho các bà mẹ mới sinh là nên bắt đầu sử dụng yến sào vào khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh.
Yếu sào là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Là một khách hàng thông minh, bạn nên khôn khéo trong chọn lựa và sử dụng yến. Thưởng thức yến không chỉ là nghệ thuật mà còn là khoa học. Nếu trước giờ bạn đang dùng yến theo cách trên, hãy thay đổi để vừa đảm bảo chất lượng yến vừa bảo vệ sức khỏe chính bản thân bạn.
>> Xem thêm: Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa với nước kiềm
Nguồn tham khảo: https://thewaterman.vn/blogs/kinh-nghiem/7-sai-lam-khi-su-dung-yen-sao